Tin tức
TMT chính thức trở thành nhà phân phối giải pháp và thiết bị Nhà Thông Minh - Smarthome của hãng Dicom

Sáng ngày 30/09/2017, Công ty TNHH Công Nghệ Trường Minh tên giao dịch là TMT đã kí kết thảo thuận hợp...

100 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI (Q&A) của G.S Peter Piot - Nhà vi trùng học người Bỉ nổi tiếng về COVID-19

100 CÂU HỎI ĐÁP GIÚP HIỂU BIẾT VỀ COVID 19 được Bill Gates học hỏi và chia sẻ từ Peter Piot - Nhà vi...

Những bài dịch hay - Kiến thức bốn phương

100 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI (Q&A) của G.S Peter Piot - Nhà vi trùng học người Bỉ nổi tiếng về COVID-19

Nguyên văn câu hỏi bằng tiếng anh https://www.lshtm.ac.uk/newsevents/expert-opinion/100-questions-peter-piot-lshtm-director?fbclid=IwAR1ODvugZXBj6_6FKoGbPlNXl3lxp1llIh5ajmVqkw36pgEAR1kpuWrZ9SU#.Xn_qvSMNRsk.facebook

Dưới đây là bản dịch sang tiếng việt:

1. TEDMED: Hãy bắt đầu với câu hỏi cơ bản nhất. Virus là gì?

Virus là một phần tử (hay hạt) vô cùng bé của mã gen RNA hoặc DNA được bảo vệ bằng lớp vỏ protein bên ngoài.

2. Vi rút phổ biến như nào

Vi rút ở khắp mọi nơi. Bạn chắc chắn sẽ sửng sốt khi biết rằng nếu mang tất cả các loại vi rút trên trái đất ra cân thì trọng lượng của chúng sẽ nặng hơn tổng trọng lượng của các sinh vật sống có trên trái đất – bao gồm tất cả cây cối, động vật và vi khuẩn. 10% hệ gien của loài người được tạo ra từ virus DNA. Trái đất thực sự là một “hành tinh vi rút!”

3. Tại sao rất khó để ngăn chặn sự lây lan của vi rút

Bởi vì các phần tử vi rút thực sự rất nhỏ bé, hàng tỉ con vi rút có thể theo những giọt rất nhỏ lơ lửng trong không khi mỗi lần bạn ho.

4. Vậy chính xác thì vi rút nhỏ đến mức nào?

Rất nhỏ. Thậm trí kể cả đối với kính hiển vi thông thường, bạn không thể nhìn thấy vi rút. Một trăm triệu phần tử vi rút của chủng coronavirus mới có thể nằm gọn trên đầu 1 cây đinh ghim.

5. Các phần tử vi rút chúng làm gì?

Các phần tử vi rút xâm nhập vào các tế bào sống để nhân bản, xâm nhiễm vào các tế bào khác và các vật chủ khác  

6. Tại sao vi rút lại cố đi vào các tế bào sống?

Vi rút chỉ nhân lên được khi sống ở các tế bào sống ở sinh vật khác. Virus hoạt động giống như ký sinh trùng. Chúng chiếm đoạt các tế bào sống để biến các tế bào này thành cỗ máy sản xuất virus. Khi một tế bào bị chiếm đoạt, virus gửi đến hàng trăm, hàng nghìn bản sao của chính nó. Các tế bào bị tấn công cuối cùng thường sẽ bị virus giết chết.

7. Bị nhiễm Coronoavirus mới có nghĩa là gì, nhà khoa học nào đã đặt tên là “SARS-CoV2”

Nó có nghĩa rằng SARS-CoV2 đã bắt đầu sinh sản trong cơ thể người.

8. Có gì khác nhau giữa SARS-CoV2 và COVID-19

SARS-CoV2 là virus; COVID-19 là bệnh mà virus đó lây lan.

9. Virus có dễ dàng đi vào tế bào sống không?

Để khởi tạo một chu trình nhiễm bệnh thì tất cả các virus cần một sự tương tác giữa một phân tử bề mặt – Recepter (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK19436/) – và một hoặc nhiều protein trên bề mặt của phần tử virus đó, cũng giỗng như chìa khóa cần có lỗ khóa phù hợp để mở. Hầu hết các virus bị cô lập bởi hệ miễn dịch của chúng ta hoặc bởi vì chúng ta không có các receptor phù hợp cho virus đó đi vào tế bào. Do đó, 99% trong số chúng là vô hại với con người.

10. Có bao nhiêu loai virus đang tồn tại, và bao nhiêu trong số chúng có hại cho con người?

Có hàng triệu loại virus đang tồn tại, và chỉ một trăm loài được biết đến là có hại cho con người. Một số loại virus mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Hầu hết là có hại.

11. Trung bình, sẽ cần bao nhiêu phần tử virus đi vào cở thể bạn để khiến bạn phát bệnh?

Thường là một lượng rất nhỏ, và chúng ta chưa thực sự biết về SARS-CoV2.

12. Virus có hình dạng như thế nào?

SARS-CoV2 nhìn như sợi mỳ spaghetti rất nhỏ, quận tròn trong quả bóng và được gói bên trong bằng lớp vỏ protein. Có những gai được gắn trên lớp vỏ và nhìn chúng như quầng, hào quang mặt trời. họ của các virus này tất cả đều có hình dạng tương tự; tất cả chúng nhìn như một chiếc vượng miện.

13. Có bao nhiêu chủng virus corona gây ảnh hưởng đến loài người?

Có 7 loại mà có thể lây lan từ người sang người. 4 loại trong đó gây cúm nhẹ. Nhưng 3 trong số chúng có thể gây tử vong. Bao gồm các virus được gây ra bệnh SARS và MERS, và bây giờ là là chủng virus mới, SARS-CoV2.

14. Tại sao chúng được gọi là “novel” coronavirus?

Novel chỉ đơn giản là mới đối với con người, nghĩa là virus này là loại mà chúng ta chưa bao giờ biết từ trước đến giờ. Hệ thống miễn dịch của chúng ta đã và đang tiến hóa được 2 triệu năm. Nhưng cơ thể của chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy virus này trước kia, do đó hệ miễn dịch của con người không có tác dụng với loại virus này. Không có sự đề kháng, cộng với khả năng lây lan dễ dàng của virus và khả năng gây chết người tương đối của nó khiến cho sự có mặt của SARS-CoV2 khiến con người thực sự lo sợ.. 

15. Chúng ta cần phải quan tâm đến những vấn đề gì khi có một loại virus mới xuất hiện

Rất hiếm… nhưng nó xảy ra. Các ví dụ bao gồm các loại virus gây nên các loại bệnh như HIV, SARS, MERS và một vài bệnh khác. Nó sẽ lại xuất hiện. Sự xuất hiện của virus mới là vấn đề rất lớn… nếu nó có thể dễ dàng lây lan giữa người với người và nếu nó có hại.

16. Vi-rút mới (SARS-CoV2) lây lan dễ như nào?

SARS-CoV2 lây lan rất dễ dàng từ người sang người, qua các cơn ho và tiếp xúc. Nó là virus “lây qua đường hô hấp”.

17. Có con đường nào nữa mà virus có thể lây lan?

Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng nó cũng có thể lây lan từ phân và nước tiểu nhưng nhận định này cần được kiểm chứng.

18. Virút chủng mới này khác với các loại coronavirus được biết trước đó mà lây lan thành bệnh SARS hoặc MERS như thế nào?

*SARS-Cov2 khác ở 4 điểm cốt lõi sau:

- Đầu tiên, nhiều người bị nhiễm là không có triệu chứng trong vài ngày đầu, bởi vậy chúng có thể nhiễm sang người khác mà không biết, và chúng ta không biết ai để thực hiện cách ly. Điều này thưc sự nguy hiểm bởi vì SARS-CoV2 có khả năng lây nhiễm cao.

- Thứ 2, 80% thời gian (1 chu kỳ nhiễm bệnh), COVID-19 là bệnh nhẹ mà người bệnh có cảm giác như bị cảm lạnh nhẹ hoặc ho, bởi vậy chúng ta không tự cách ly và nhiễm bệnh cho người khác.

- Thứ ba, các triệu chứng rất dễ bị hiểu nhầm là bệnh cúm, rất nhiều người nghĩ họ bị cúm và không nghĩ đến các khả năng khác.

- Thứ 4, và có lẽ là quan trọng nhất,, virus này rất dễ lây lan từ người sang người bởi trong những giai đoạn đầu mới nhiễm nó được tập chung ở khu vực trên của cổ họng. cổ họng chứa đầy các phần tử virus do đó khi chúng ta ho hay hắt hơi, hàng tỉ còn virus có thể bay ra và truyền tới người khác.

19. Tôi nghĩ Vi-rút này gây ra viêm phổi? cổ họng liên quan như thế nào?

Bệnh thường bắt đầu ở cỏ họng (Khi chúng ta kiểm tra bệnh thường khạc từ cổ họng và lấy nó làm mẫu test) và sau đó khi nó phát triển nó đi xuống phổi và biến thành nhiễm trùng hô hấp ở dưới thấp.

20. Tôi nghe từ “ Asymptomatic” được sử dụng nhiều. Nó có nghĩa là gì?

Đơn giản nó có nghĩa là không có biểu hiện bệnh.

21. Bạn sẽ nói rằng ai đó có thể bị nhiễm bệnh COVID-19 và chưa có biểu hiện bệnh nào cả?

Không may là có. Nhiều người bị nhiễm không có biểu hiện bệnh ở vài ngày đầu và chỉ bị ho nhẹ hoặc sốt nhẹ được biểu hiện ra.  Điều này đối ngược với SARS mà khi nhiễm có biểu hiện rõ dàng của bệnh trong vài ngày đâu nhưng chỉ lây khi bị ốm.

22. Nếu bạn không có biểu hiện bệnh, bạn có thể lây cho người khác không?

Thật không may là có. Và điều này thực sự gây khó khăn cho việc ngăn chặn sự lây lan.

23. Các nhà khoa học có khả năng tìm ra vác-xin để ngăn chặn virus nhiễm bệnh cho ngon người

Hoàn toàn có khả năng, nhưng không có gì chắc chắn là chúng ta sẽ có vác-xin. Thất bại cũng có thể xảy ra. Ví dụ, chúng ta đã và đang nghiên cứu vác-xin HIV 13 năm đến giờ và chúng ta vẫn chưa làm được.

24. Giả sử có Vác-xin coronavirus và nhanh chóng được đưa ra thị trường cung cấp cho các quốc ra, câu hỏi là sẽ mất bao lâu để tiêm cho hàng tỉ người?

Chúng ta sẽ có Vác-xin “các ứng viên” trong một hoặc 2 tháng. Nhưng bởi vì cần kiểm tra kỹ trên diện rộng để chứng minh nó hiệu quả và an toàn, nó sẽ mất ít nhất 1 năm trước khi chúng ta có vác-xin có thể tiêm vào người mà an toàn, thực tế có thể mất 18 đến 20 tháng để thực hiện tiêm cho hàng tỉ người, và ở đây tôi đang nói theo quan điểm lạc quan.

25. tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy để tìm ra Vác-xin trong khi việc này là khẩn cấp?

Tìm ra Vác-xin không mất nhiều thời gian như vậy, nhưng quá trình kiểm tra thì có. Ngay khi “ứng viên” Vác-xin được tìm ra ở phòng thí nghiệm, một loạt các thử nghiệm y khoa được tiến hành, đầu tiên là trên động vật và sau đó là các thử nghiệm liên tục ở nhiều nhóm người.

26. Đã có tiến triển gì trong việc nghiên cứu ra Vác-xin chưa?

Tin tốt là chỉ vài tuần phát hiện và cách ly SARS-CoV2, xuất hiện vào đầu thàng 1 nắm 2020, việc phát triển Vác-xin đã ngày lập tức được tiến hành. Ngân sách cho việc nghiên cứu đã được cấp từ nhiều chính phủ, nhiều công ty và các nhà khoa học trên thế giới và đang làm việc hết sức khẩn trương để tìm ra vaccine.

27. Các nhà khoa học ở các quốc gia này đang phối hợp với nhau hay đang cạnh tranh với nhau?

Cả 2, và điều này cũng không phải là xấu. nhưng sự hợp tác quốc tế nói chung là tốt và đang được khuyến khích.

28. Chúng ta không thể tìm ra vác-xin nhanh hơn sao?

Không may, nó không được được. Hệ miễn dịch của cơ thể con người là phức tạp và khó đoán. Những sự biến đổi của vi-rút có thể xuất hiện. những đứa trẻ thì khác so với người trưởng thành. Phụ nữ phản ứng khác với đàn ông. Chúng ta cần chắc chắn rằng vaccine phải an toàn 100% cho tất cả mọi người. Để thực hiện được việc này, chúng ta cần kiểm tra các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vaccines ở các liều lượng khác nhau trên nhiều tình nguyện viên là những con người khỏe mạnh trong những điều kiện thử nghiệm khác nhau.

29. Vi-rút mới đáng sợ ra sao?

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nó gây tử vong ở 1% đến 2% trong số những người nhiễm bệnh. Báo cáo WHO gần đây con số cao hơn là 3%, nhưng đánh giá này có vẻ giảm xuống khi họ tìm ra cách và có thể cộng thêm nhiều trường hợp nhẹ và chưa đc báo cáo vào số liệu thống kê. Tỉ lệ người chết rõ ràng là cao hơn ở người già và những người có sẵn bệnh nền.

30. Sẽ tập chung vào sơ đồ tỉ lệ chết trung bình phải không?

Không thực sự. bạn có thể chết đuối ở một sự “trung bình” 3 inches (0.0762m) nước. cách tốt hơn để hiểu các rủi ro mà đang được công nhận rằng nó có thể chết ở những nhóm người nào đó và ít hơn nhiều đối với các nhóm khác – với một phạm vi rất rộng kết quả nhận được. 

31. Vậy những con số và điểm kiểm tra (checkpoints) nào để ta căn cứ vào?

80% thời gian là ở thể nhẹ, nhưng trong 20% trường hợp trở nên nghiêm trọng hơn với các trường hợp xấu nhất đang được báo cáo là sốt cao, khó thở. Do đó một số người cần nằm viện, và một vài người sẽ cần chăm sóc đặc biệt để sống sót qua một vài ngày then chốt khi phổi của họ bị nhiệm trên diện rộng.

32. Nhóm người nào sẽ bị nguy hiểm nhất ở đây?

Đầu tiên, những người già như tôi: bạn càng già thì nguy cơ càng cao. Ngoài ra rủi ro nhất là những người có bệnh bệnh nền như là tiểu đường, bệnh nghẽn phổi kinh niên và bệnh phổi hoặc bệnh tim mạch hoặc thiếu kháng thể miễn dịch.  

33. Những nhóm người rủi ro cao nhất này đối mặt với nguy hiểm nhiều như nào?

Tỉ lệ tử vong có thể cao bằng 10% thậm trí là 15%. Và rủi ro sẽ tăng khi bạn có nhiều vấn đề về sức khỏe. Tất cả các dữ liệu khoa học về vấn đề này được cập nhật đều đặn trên website.

34. Vậy rủi ro tăng cao khi bạn có những vấn đề khác như tiểu đường. Tại sao lại vậy?

Bởi vì hệ miễn dịch của bạn phản ứng kém với bất kỳ virus bị nhiễm, đặc biệt trong trường hợp này.

35. Có vẻ như trẻ con và nhữn người trẻ nói chung chỉ bị nhiễm nhẹ, có đúng vậy không?

Có vẻ như vậy, nhưng có quá nhiều vấn đề khác về COVID-19 cần được kiểm chứng thêm.

36. Nếu đúng vậy, tại sao SARS-CoV2 lại ảnh hưởng nhiều hơn đến người già mà không phải là người trẻ hay trẻ em?

Thực sự chúng tôi ko biết. Nó sẽ cần phải có thời gian trước khi chúng ta tìm ra.

37. Có gì bất bình thường nữa không?

Bạn có thể lây nhiễm cho người khác cho dù bạn không có triệu chứng bệnh và cảm thấy khỏe mạnh. Điều đó là không bình thường, dù nó cũng có thể xảy ra với bệnh nhân HIV.

38. Chúng ta thường nghe việc so sánh COVID-19 với cúm mùa.  Cách đúng là gì để đưa ra sự so sánh này? Ví dụ, có phải cúm mùa và coronavirus nguy hiểm như nhau?

Điển hình cúm mùa lây nhiễm cho tới 30 triệu người hàng năm ở Mỹ., và ít hơn 1/10th của 1% của nhím lây nhiễm sẽ chết – nhưng đó vẫn là một số lượng lớn. toàn thế giới, trung bình hàng năm, có 300,000 người chết vì bệnh cúm mua. Nhưng tỉ lệ chết trung bình của coronavirus gấp 10 – 20 lần , và trái ngược với bệnh cúm, chúng ta không được bảo vệ bản thân qua tiêm chủng.

39. Virus mới lây lan dễ dàng như cúm phải không?

Đúng vậy, chúng lây lan dễ dàng như cúm.

40. Tiếp tục về sự so sánh giữa cúm và COVID-19, Các căn nguyên là gì? cúm cũng được gây ra từ virus?

Đúng vậy, cúm chính là cho virus cúm gây ra. Nhưng virus cúm và coronavirus là rất khác nhau. Vaccine cúm không phòng ngừa được coronavirus, nhưng chúng giảm đáng kể các rủi ro từ cúm. Cảm lạnh thông thường (không có vaccine hay sự điều trị), được gây nên bởi loại virus nhỏ khác được gọi là rhnovirus, và thinrg thoảng là coronavirus khác.

41. Quá trình lây nhiễm diễn ra như nào khi coronavirus mới xâm nhập vào cơ thể?

Nó thường bắt đầu bằng triệu chứng ho giống như cảm lạnh thông thường. sau đó là sốt nhẹ, sau đó từ sốt nhẹ sẽ chuyển thành sốt cao và khó thở.

42. Tại thời điểm nào là ranh giới giữa sống và chết cần hỗ trợ y tế đặc biệt?

Thường khi bạn sốt cao và phổi của bạn đã bị tổn thương dẫn đến khó thở và bạn cần hỗ trợ để thở được.

43. Virus mới khác với bệnh như là bệnh sởi, quai bị, thủy đậu như thế nào?

SARS-CoV2 hiện tại mức độ lây nhiễm và nguy hiểm thấp hơn chỉ là chúng ta còn nhiều thứ chưa biết về nó. Các bệnh khác chúng ta đã hiểu quá rõ.

44. Nếu coronavirus mới này không nguy hiểm bằng các virus khác, tại sao lại nhiều người sợ chúng đến vậy?

Bởi vì các thứ mới có thể giết chúng ta hoặc khiến chúng ta ốm, khiến chúng ta rất lo lắng hồi hộp. Nhưng có sự am hiểu đúng về nó sẽ khiến chúng ta không còn sợ nữa, bởi vậy ở Mỹ., tôi yêu cầu bạn theo dõi CDC.gov. các nước khác thì tham khảo các khuyến cáo và hướng dẫn của bộ y tế của nước đó hoặc trên Website chính thức của WHO.

45. Mọi người có thường xuyên truy cập CDC hay trang web của WHO, hay website của bộ tài chính ở đất nước họ ko?

Chúng tôi thường xuyên cập nhật kiến thức và những phát hiện của chúng tôi khi chúng tôi tìm thấy thêm những điều về virus mới, do đó các website này nên được truy cập thường xuyên.

46. Nhân loại đã từng tiêu diệt hoàn toàn virus chưa?

Đã từng. Bệnh đậu mùa đã từng giết hàng tỉ người. Và chúng ta đã gần như xóa sổ bệnh bại liệt nhờ tổ chức Gates và nhiều chính phủ trên thế giới như US. Hãy đừng quên những tai họa dịch bệnh khủng khiếp đã từng xuất hiện trên thế giới.

47. Virus mới di chuyển đến những khu vực mới trên toàn thế giới bằng cách nào?

Bằng đường bộ, hàng không và đường biển. các virus ngày nay đi bằng đường hàng không. Nhiều hành khách có thể mang SARS-CoV2.

48. Bởi vậy, mỗi cảng hảng không quốc tế là một nơi có nguy cơ cao cho các loại virus mới lây lan đúng ko?

Thực tế cho thấy rằng SARS-CoV2 đã chắc chắn có mặt ở hầu hết các nước, bao gồm cả U.S., và nó đã lây lan đi rất ra từ đây.

49. Từ khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc, có phải các hành khác từ đất nước này đã đại diên cho sự nguy hiểm lớn nhất mang dịch bệnh coronavirus vào Mỹ?

Kể từ khi virus mới xuất hiện ở Trung Quốc cuối năm 2019, 20 triệu người đã đến Mỹ từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Mỹ đã dừng hầu hết các chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc cách đây 4 tuần, nhưng nó đã không ngăn chặn được virus này đi vào Mỹ. Bây giờ các trường hợp của COVID-19 ở Trung Quốc thường được xâm nhập vào từ các quốc gia khác khi bệnh dịch ở Trung Quốc bây giờ đang giảm dần.

50. Nói cách khác, các sân bay lớn được đặt trong tình trạng nguy cơ lây nhiễm virus cao trong 3 tháng tới.

Vâng, tôi nghĩ bạn nói về Mỹ, “Ngựa đã ra khỏi chuồng”. Đây cũng không phải là lý ro để cấm hoàn toàn việc đi lại.

51. Tại sao các nước như Nhật lại đóng của các trường học?

Các nước khác như Ý, Pháp đang làm tương tự. Bở vì các nhà khoa học không biết sự lây lan sẽ tăng lên như nào ở trẻ em qua những đứa trẻ mang mầm bệnh. Nhật đang cố gắng tối đa để làm giảm sự lây lan. Trẻ em nói chung bị nhiễm virus nhanh chóng ngay khi chúng không rửa tay hay tập luyên về vệ sinh cá nhân. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan cúm và do đó nhiều nước đã và đang đóng cửa trường học ở những khu vực bị ảnh hưởng.

52. Nếu tôi bị nhiễm, có thuốc nào tôi có thể uống để giảm nghiệm trọng, hoặc chữa khỏi hoàn toàn không?

Vẫn chưa có thuốc nào hiệu quả để điều trị hoặc để bác sỹ kê để trị bệnh cả “phác đồ điều trị”. Rất nhiều loại đang được kiểm tra tại những cuộc thử nghiệm y khoa, bởi vậy hy vọng rằng chúng ta nhanh chóng tìm ra được loại phù hợp.

53. Khả năng tìm ra loại thuốc điều trị mới này là như nào, và bao lâu nữa?

Tôi hoàn toàn tin rằng có thể trong vài tháng tới, chúng ta đã gần như tìm được tính hiệu quả “off-label” của một số chất mà có thể giúp điều trị bệnh nhân nhiễm. Nói cách khác, chúng ta đã có những cách sử dụng mới đối với một số chất có sẵn mà được sử dụng theo cách mới để chống lại sự lây nhiễm của virus khác như HIV. Sẽ mất thời gian và nhiều cuộc kiểm tra thực tế để có có thể chắc chắn. những chất điều trị mới đang được kiểm tra tại các cuộc thử nghiệm y khoa, cụ thể ở Trung Quốc, cũng như các nước khác. Nó có vể hứa hẹn.

54. Thuốc kháng sinh thì sao? Mọi người luôn hướng về chúng trung khủng hoảng

Đây là virus mới, không phải vi khuẩn. Thuốc khác sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn nhưng không hiệu quả với virus. Chúng có thể hữu ích ở bệnh viện khi bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, nhưng các thuốc kháng sinh không có một chút tác dụng nào với bất kỳ loại virus nào.

55. Những phương pháp, công thức và thuốc chữa trị tôi thấy trên mạng thì thế nào?

Nó là những thông tin không đáng tin cậy và sẽ không bao giờ chấm rứt việc này. Chỉ khi bạn đọc về nó ở những nguồn tin trên các website đáng tin cậy, bạn có thể có cảm giác tin tưởng là có các nhà khoa học chân chính. Nhưng phần lớn những gì bạn nghe sẽ hoàn toàn không có giá trị, bởi vậy hãy cẩn thận và đừng phát tán các tin đồn chưa được kiểm chứng này.

56. Về  các loại khẩu trang? Các loại khẩu trang mổ xanh dương và khẩu trang N95 có tác dụng không?

Khẩu trang có tác dụng không nhiều trừ các trường hợp cụ thể nào đó. Ví dụ, còn tùy thuộc vào loại khẩu trang N95, nhưng tối đa cũng chỉ ngăn cản được 50% phần tử virus, nhưng chúng có thể giam sự lây lan từ các giọt nhỏ trong không khí khi người bị bệnh có đeo khẩu trang. 

57. Vậy giả sử là ta đeo khẩu trang đúng cách và sử dụng nó thì có những lợi ích gì?

Các loại khẩu trang tốt nhất, vừa với mặt và đeo đúng cách, sẽ giảm phát tán virus cho người khác từ những người bị ốm khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện hay có những tác động làm bắn các giọt nhỏ ra ngoài không khí. Có nghĩa là khẩu trang không bảo vệ bạn từ những người có nguy cơ nhiễm bệnh ; nó chỉ bảo vệ những người khác từ chính bạn nếu bạn là người mắc bệnh. Nó là sự ý thức bảo vệ cho những người xung quanh khi bạn đeo khẩu trang mà bạn thấy là mình có dấu hiệu của cảm lạnh hoặc cúm, và bắt đầu ho. Khẩu trang có lợi ích nữa là: Nó sẽ hạn chế bạn chạm vào miệng, do đó nó giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn nếu tay bạn chẳng may có virus, có thể nó sẽ truyền vào cơ thể bạn nếu tay bạn chạm vào miệng. Khẩu trang rất có ích cho những nhân viên ý tế, hay những người đang làm việc trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏa cộng đồng. Nếu bạn đang là việc trong ngành này thì việc đeo khẩu trang là bắt buộc.

58. Có cách nào để có thể ngăn trặn việc lây nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát toàn cầu không?

Rửa tay thường xuyên, không chạm vào mặt, ho và hắt hơi trong khuỷu tay bạn hoặc lấy giấy ăn hay khăn tay che lại, không bắt tay, ôm để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn ốm, hãy ở nhà và hỏi ý kiến bác sỹ qua điện thoại để xem cần phải làm gì tiếp theo, và đeo khẩu trang khi gặp ai đó khác.

59. “Mitigration” nghĩa là gì? tôi nghe các nhà khoa học sử dụng từ này nhiêu.

Mitigration nghĩa là giảm lây lan virus, và cố gắng giới hạn các các tác động của nó đối với các dịch vụ sức khỏe cộng đồng, cuộc sống và nền kinh tế cộng đồng. tận khi có vaccine, những gì chúng ta cần làm là giảm thiểu lây lan. Điều này thực sự quan trong

60. Có những cách nào khác để giảm sự lây lan virus không?

Vệ sinh tốt và ý thức cộng đồng có thể làm giảm sự lây làn. Ngoài ra , “Giữ khoảng cách” các biện pháp như – làm việc ở nhà, không đi máy bay, đóng cửa trường hoc và cấp tụ tập đông người – sẽ giúp giảm sự lây làn của SARS-CoV2.

61. Những virus nào có khả năng lây lan dễ dàng hơn những virus khác?

Vâng. Virus sởi là tệ nhất. bạn có thể nhiễm sởi bằng việc đi bộ vào một phòng chống mà có ai đõ bị nhiễm và đã rời đi trước đó khoảng 2 giờ! Vì vậy chúng ta đối mặt sự bùng phát bệnh sởi khi việc tiêm chủng không được thực hiện tốt. Nó là một bệnh rất khó chữa. cảm lạnh thông thường khá dễ lây lan. HIV khó lây lan hơn, và đã có 32 triệu người đã chết vì nó.

62. Chúng ta sẽ làm gì để chặn virus này?

Chưa ai thực sự biết chắc chắn, nhưng Trung Quốc đã cho thấy khả năng ngặn chặn sự lây lan đáng kể. Vaccine có thể là sự cần thiết để loại trừ hoàn toàn SARS-CoV2.

63. Mất bao lâu để virus mới này lây cho toàn bộ người dân Mỹ?

Nếu phó mặc sự lây lan trong những biện pháp vệ sinh thông thường, thì mỗi tuần số lượng bệnh nhân nhiễm SARS-CoV2 sẽ tăng gấp đôi. Có nghĩa là từ 50 người bị nhiễm ban đầu sau 14 tuần sẽ lên đến 1 triệu người bị nhiễm. Đấy là cách tính toán số học đơn giản về sự lây nhiễm. Tất nhiên là chúng ta có thể giảm con số này xuống.

64. Giữ vệ sinh thật tốt quan trọng thế nào trong việc làm chậm lại tốc độ lây nhiễm? Nếu người dân tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh thì số người bệnh có giảm đáng kể không?
Con số đó phụ thuộc vào ý thức giữ gìn vệ sinh của mọi người, ngay cả một số lượng nhỏ giảm bớt cũng đỡ được gánh nặng cho ngành y tế.


65. Liệu có khả năng là một vài nghìn ca chưa được phát hiện trong nhân dân không? Điều này giải thích thế nào?
Mỗi năm có hàng triệu ca bị cúm. Năm nay trong số những ca đó có lẫn các ca COVID-19. Ngoài ra nhiều người bị nhiễm nhưng không có biểu hiện hoặc biểu hiện rất nhẹ cho nên mọi người không phát hiện được.


66. Xét nghiệm dương tính có nghĩa là gì?
Nghĩa là một test thử rất nhạy đã phát hiện ra virus trong dịch của bệnh nhân.


67. Mọi người có nên đi thử ngay lập tức không?
Xét nghiệm COVID-19 phải được triển khai trên diện rộng hơn rất nhiều so với hiện giờ bởi vì chúng ta vẫn chưa biết rõ những ai bị lây nhiễm và virus phát tán trong cộng đồng thế nào. Để có được các giữ liệu cần thiết thì phải xét nghiệm thêm rất nhiều.


68. Tại sao Hàn Quốc đã thành lập hệ thống xét nghiệm chỉ cần ngồi trong xe?
Bởi vì Hàn Quốc đang rất nỗ lực làm giảm tốc độ lây nhiễm bằng cách phát hiện những ai bị lây một cách mau chóng nhất.


69. Mọi người nên đề phòng những triệu chứng gì?
Triệu chứng rõ nhất là ho.


70. Sốt có phải là một triệu chứng đã bị lây không?
Sốt cao là hiện tượng đáng lo và cần đến gặp bác sỹ. Nhưng nếu chỉ kiểm tra thân nhiệt như tại sân bay và các trạm kiểm soát thì vẫn có thể bỏ sót nhiều người đã nhiễm.


71. Trong số bệnh nhân dương tính ở các bệnh viện tại Trung Quốc thì bao nhiêu phần trăm không bị sốt khi nhập viện?
A: Khoảng 30%.


72. Liệu virus có khả năng quay lại không sau khi đã đạt đỉnh và số ca mới giảm đáng kể?
SARS-CoV2 sẽ còn quay lại nếu như chúng ta không có các biện pháp triệt để như đã làm để xoá được đậu mùa và gần như xoá được bại liệt.

73. Tức là cách duy nhất để xoá được coronavirus về lâu dài là tiêm chủng cho toàn dân số thế giới?
Chúng tôi thật sự chưa biết. Các biện pháp cộng đồng có thể sẽ có kết quả nhưng có lẽ sẽ phải cần đến tiêm chủng chừng nào mà coronavirus không đột biến quá mạnh.

74. Liệu có khả năng virus chủng mới này sẽ tự “biến mất” như các virus trước đây không?
Chúng tôi không biết, nhưng ít có khả năng như vậy. SARS-CoV2 đã bùng phát quá rộng trên toàn thế giới .Đây không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc nữa; có thể có hàng trăm ngàn người đã bị nhiễm dịch mà chưa được xét nghiệm – không chỉ ở Trung Quốc mà ở gần cả trăm quốc gia khác. Cũng như virus cúm mùa, SARS-CoV2 có thể sẽ còn ở lại trong thời gian rất, rất lâu nữa.

75. Liệu SARS-CoV2 có quay lại theo chu kỳ hoặc đợt và nếu vậy thì khi nào?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng và chúng tôi chưa có câu trả lời. Rất có thể, mặc dù bây giờ còn quá sớm để dự đoán. Dịch cúm 1918 đã quay vòng tàn phá thế giới trong 3 đợt. Virus chủng mới này có thể sẽ quay lại đợt 2 ở Trung Quốc khi mở cửa các nhà máy và trường học. Nhưng chừng nào chưa có dấu hiệu thì chúng ta chưa thể biết được SARS-CoV2 sẽ quay lại như thế nào.

76. Nếu trong mấy tháng tới chúng ta “may mắn” bớt được dịch trong một hoặc hai đợt thì theo ông yếu tố nào sẽ đem lại “may mắn”?
Khí hậu ấm lên có thể sẽ làm giảm tốc độ lây nhiễm, mặc dù vậy chúng ta cũng chưa có bằng chứng gì để kết luận. Singapore, mặc dù nằm cách đường xích đạo có 112km và có một trong những hệ thống kiểm soát COVID-19 tốt nhất, cũng đã có 120 ca. Ít nhất là trong trường hợp này thì khí hậu ấm nóng không làm giảm tốc độ lây nhiễm dịch. Có thể SARS-CoV2 sẽ dần đột biến sang một thể yếu hơn và ít người sẽ chết vì nó như điều đã xảy ra với cúm lợn năm 2009. Nhưng tôi cũng không dám chắc. Tốt nhất là chúng ta tìm ra được một liệu pháp thuốc mới hoặc một tổng hợp các loại thuốc, như vậy là may mắn nhất.

77. Những người nằm trong nhóm nguy cơ cao thì đều có khả năng chết vì dịch ở bất kỳ nước nào?
Nguy cơ chết vì dịch lại phụ thuộc rất nhiều vào nơi anh sống. Nếu anh được chăm sóc trong một bệnh viện hiện đại có đầy đủ máy móc, chúng tôi hy vọng nhiều bệnh nhân sẽ được chăm sóc ở đó, thì tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn rất nhiều nhờ có máy thở và ít bị nhiễm trùng thứ cấp.

78. Làm thế nào để biết người ta thuộc nhóm nhẹ hay nhóm nặng cần được nhập viện?
Rất khó để biết chắc, nhưng nếu anh ngoài 70 hoặc có bệnh mãn tính thì nguy cơ bị nặng là rất cao, có thể tử vong. Chúng tôi chỉ có thể dự đoán theo sác xuất bởi vì chúng tôi chưa hiểu đầy đủ về COVID-19.

79. Tôi có nên lo sợ là tôi sẽ bị nhiễm COVID-19? Ông có lo không, thưa ông?
Nếu anh không thuộc nhóm nguy cơ cao thì anh cũng không nên quá lo lắng, nhưng anh nên tuyệt đối bảo vệ mình để tránh nhiễm bệnh bởi vì hậu quả mỗi người một khác. Trong mấy năm tới thì mọi người đều có khả năng rủi ro lây nhiễm, cũng như bị cúm hoặc cảm lạnh vậy. Vì vậy khi có dấu hiệu nhiễm bệnh thì tất cả chúng ta đều nên ở nhà.

80. Ông nói mọi người đều có khả năng rủi ro lây nhiễm nghĩa là sao?
Ý tôi là con người chúng ta luôn giao tiếp quan hệ với nhau và sinh học là không ngừng. Tuy vậy, tôi sẽ đề phòng một cách hợp lý nhưng cũng không lo nghĩ tới mức bị ám ảnh vì nó. Điều đó không tốt cho sức khoẻ.

81. Nếu tất cả mọi người sẽ nhiễm virus mới, tại sao phải cố gắng tránh mắc nhiễm? Nếu tôi bị nhiễm virus ngay lập tức, thì tôi có thể được chữa trị ra sao và tiếp tục thế nào?
Chúng ta muốn làm chậm sự lây nhiễm, điều đó có nghĩa là làm chậm số ca mắc mới và tổng số ca bệnh để bệnh viện của chúng ta có thể xử lý những bệnh nhân bị ảnh hưởng nhất mà không bị quá tải hoặc từ chối bệnh nhân mắc các loại bệnh khác đòi hỏi sự quan tâm ngay lập tức.

82. Sau khi người bênh hồi phục từ virus mới, dường như họ vẫn có thể truyền nhiễm. Điều đó có đúng không?
Chúng tôi không biết, mặc dù có vẻ như đó là trường hợp sau khi hồi phục. Chúng tôi không hoàn toàn chắc chắn. Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.

83. Một khi bạn bị nhiễm virut, bạn có miễn dịch vĩnh viễn với việc tái nhiễm nó không, như với bệnh sởi hoặc quai bị?
Một lần nữa, chúng tôi chưa có câu trả lời cho câu hỏi quan trọng này.

84. Rõ ràng, miễn dịch vĩnh viễn đối với COVID-19 sẽ rất quan trọng đối với những người đã trải qua dịch bệnh. Sự miễn dịch như vậy cũng rât quan trọng đối với toàn xã hội? Tại sao?
Câu hỏi này cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển vắc-xin, bởi vì vắc-xin dựa vào khả năng của cơ thể chúng ta để đáp ứng miễn dịch bảo vệ và dựa trên vi-rút ổn định. Và rõ ràng số người dễ bị nhiễm bệnh sẽ giảm dần theo thời gian.

85. TEDMED: Có phải vi-rút mới theo mùa, giống như cúm?
Chúng tôi chưa có đủ thời gian để xem liệu có đột biến theo mùa đối với SARS-CoV2 hay không HAY hàng nghìn tỷ hạt phân tử vi rút mới thay đổi như thế nào khi chúng nhiễm vào triệu người..

86. Vì vậy, virus này có thể tự biến đổi thành các dạng mới với các triệu chứng mới?
Chúng tôi không thể biết tất cả. Nếu có, vắc-xin mới có thể cần thiết để ngăn chặn phiên bản đột biến của SARS-CoV2 lây lan.

87. Nếu virus biến đổi mang tính tự nhiên, điều đó có nghĩa là nó có thể trở nên nguy hiểm hơn, và mặt khác, nó cũng có thể trở nên ít nguy hiểm hơn?
Vâng, một trong hai đều có thể xảy ra. Nó là một loại virus mới, vì vậy chúng tôi không thể biết đột biến sẽ thế nào.

88. Nếu coronavirus trở thành mối đe dọa mãi, điều đó sẽ thế nào đối với bản thân tôi và gia đình tôi?
Điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta sẽ học cách đối phó với nó, và đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều đang áp dụng các hành vi an toàn. Chúng ta nên đặc biệt lưu tâm đến nhu cầu của các thành viên lớn tuổi trong gia đình.

89. Tôi nghe nói virus có thể sống trong 9 ngày trên mặt bàn. Điều đó có đúng không?
Điều đó có thể vì SARS-CoV2 có thể tồn tại trên một số bề mặt trong một thời gian khá lâu, nhưng chúng tôi không biết được bao lâu.

90. Đại dịch lớn nhất cho đến nay là đại dịch cúm năm 1918 ngay khi kết thúc Thế chiến I. Trong đại dịch đó, vi rút cúm đơn giản đã đột biến mà không phải là một loại vi-rút mới. SARS-CoV2 so với đột biến đó như thế nào?
SARS-CoV2 cũng dễ lây lan như đại dịch cúm năm 1918 và dường như gây tử vong, nhưng thời gian sẽ trả lời. Hãy nhớ rằng, vào năm 1918, không có hệ thống y tế nào giống như những gì chúng ta có khi thế giới đã phát triển và không có thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi do vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây tử vong.

91. Có khả năng may mắn nào khi đây chỉ là một cảnh báo giả quá lớn và chúng ta sẽ nhìn lại vào mùa hè này và nói rằng wow wow, tất cả chúng ta đều hoảng loạn chẳng vì điều gì!
Dịch COVID-19 đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và nó rất dễ lây lan. Hầu như mỗi ngày có ngày càng nhiều trường hợp, ở nhiều quốc gia hơn. Đây không phải là một mũi khoan. Đó là điều có thật.

92. Thật khó có thể tin rằng đột nhiên một loại virus thực sự mới mà loài người chưa từng thấy có thể lây nhiễm cho hàng triệu người. Lần cuối cùng xảy ra là khi nào?
SARS và MERS là vi rút mới - nhưng quy mô của chúng không quá lớn. HIV mới xuất hiện trên thế giới và đã lây nhiễm 70 triệu người - trong đó 32 triệu người đã chết vì Đại dịch HIV.

93. HIV ảnh hưởng đến các nước nghèo nhiều hơn những người giàu có. Điều đó có khả năng đúng với virus mới không?
Chắc chắn rồi. Các quốc gia giàu có như Hoa Kỳ sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều vì khử trùng tốt hơn, thiết bị hỗ trợ thở được bổ sung nhiều hơn, xử lý nhiễm vi rút đúng cách hơn…. Đây là một vấn đề lớn đối với các nước có ít nguồn lực,có hệ thống y tế yếu kém. Nhiều quốc gia ở Châu Phi sẽ đối mặt với những rủi ro to lớn. Khi dịch lan đến các quốc gia hạn chế các nguồn lực nhất trên thế giới, nó rất có thể là thảm họa.

94. Có vẻ như cuối cùng Bạn cũng không phải là người lạc quan tếu.
Nói chung, tôi chắc chắn là một người lạc quan nhưng đồng thời tôi cũng rất lo lắng và không thấy dễ chịu chút nào. Tôi hiểu mọi người có nỗi sợ hãi, đặc biệt nếu họ thuộc một hoặc nhiều nhóm có nguy cơ cao. Nhưng đó cũng là một tin tốt, bởi vì chúng ta đã thấy sự tiến bộ trong hợp tác toàn cầu, đặc biệt là trong khoa học và y học. Chúng ta đang thấy sự minh bạch giữa các chính phủ. Số lượng các trường hợp ở Trung Quốc hiện đang giảm nhanh chóng, nhưng điều đó có thể thay đổi. Và, chúng ta đang thấy sự phát triển rất nhanh của trị liệu, chẳng hạn.

95. Bạn cũng đã nói có rất nhiều điều cần quan tâm. Lo lắng lớn nhất của bạn đối với virus mới là gì?
Nếu quản lý yếu kém, sự lây lan nhanh chóng của coronavirus có thể làm quá tải bất kỳ hệ thống chăm sóc sức khỏe của bất kỳ quốc gia nào và chặn mọi người có nhu cầu được tiếp cận đến các dịch vục y tế. Một lo lắng khác đến từ phản ứng thái quá và nỗi sợ hãi có thể làm tê liệt nền kinh tế của một quốc gia, điều này gây ra một nỗi khổ khác. Vì vậy, đây là một sự đánh đổi rất khó khăn.

96. Và, chúng ta nên chuẩn bị tâm lý để làm gì?
Chúng ta nên chuẩn bị tâm lý để nghe về rất nhiều ca nhiễm mới được báo cáo ở tất cả thành phố ở Hoa Kỳ khi bắt đầu xét nghiệm, cũng như số ca tử vong ngày càng tăng, đặc biệt là ở người già. Trong thực tế, đó thường không phải là các “ca mới”; mà là những ca đã mắc nhưng lần đầu tiên được phát hiện.

97. Những điều gì khích lệ bạn?
1. Sinh học hiện đại đang tăng tốc độ chóng mặt.
2. Thêm vào đó cộng đồng y tế công trên toàn thế giới, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới, các nhà lãnh đạo Chính phủ ở cấp cao nhất đang tập trung vào mối đe dọa.
3. Chúng tôi đã phân lập virus trong nhiều ngày và giải trình nó nhanh chóng.
4. Tôi tự tin chúng ta sẽ sớm điều trị được.
5. Chúng tôi hy vọng sẽ có một loại vắc-xin.
6. Đây thực sự là thời đại của truyền thông hiện đại. Điều đó có thể giúp chúng ta, miễn là chúng ta gỡ bỏ tin tức giả mạo và nguy hiểm..

98. Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho việc này như thế nào?
Hoa Kỳ đã có nhiều thời gian để bắt đầu chuẩn bị cho đại dịch này và các quốc gia có thu nhập cao khác cũng vậy. Tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ việc kiểm dịch hàng loạt chưa từng có của Trung Quốc mà làm chậm sự lây lan. Hoa Kỳ sẽ xử lý các trường hợp nghiêm trọng ngay từ đầu bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

99. Bạn lo lắng nhất cho ai?
Đó là các quốc gia có nguồn lực hạn chế mà tôi rất lo lắng. Mỗi cái chết đều là một bi kịch. Khi chúng ta nói rằng tỷ lệ trung bình, 1% đến 2% số người nhiễm bệnh sẽ chết vì coronavirus, đó là tỷ lệ rất cao. Rốt cuộc, 1% trong số một triệu là 10.000 người, và đó là những người già mà tôi rất lo lắng. Nhưng 98% -99% số người sẽ không chết vì dịch này. Cúm mùa gây cho hàng chục ngàn người Mỹ chết mỗi năm và bạn không hoảng sợ - ngay cả khi chúng ta nhiễm cúm nghiêm trọng hơn nếu tất cả chúng ta đều được đảm bảo tiêm vắc-xin chống lại nó hàng năm. Giống như chúng ta đã học được cách sống với bệnh cúm theo mùa, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cần biết về cuộc sống như theo lẽ thường, bất chấp sự hiện diện của COVID-19, cho đến khi có vắc-xin dập dịch hữu hiệu.

100. Sẽ có nhiều đại dịch trong tương lai của chúng ta không?
Chắc chắn là có. Đây là một phần trong điều kiện nhân loại chúng ta đang sống trên một hành tinh vi-rút. Đó là một trận chiến không có hồi kết. Chúng ta cần cải thiện sự chuẩn bị của chúng ta. Điều đó có nghĩa là cam kết đầu tư nghiêm túc vào việc chuẩn bị chống đại dịch giống như việc xây dựng một đội cứu hỏa toàn cầu sẵn sang dập lửa trước khi ngôi nhà bốc cháy vào lần tới.

Note: the first 63 questions translated by David Duong, the rest is copied from my old friend's translation

Cảm ơn quý khách đã thăm quan Website của Truong Minh Technologies. Chúng tôi có thể giúp gì bạn?